Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung. Táo bón lâu ngày có thể gây: Giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây bệnh trĩ; rách da ở hậu môn (nứt hậu môn); phân không thể tống ra ngoài được (phân áp lực); sa trực tràng…
Ngoài ra, táo bón kéo
dài cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng, trẻ em dẫn đến tình trạng thiếu
hụt dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao và trí não; ảnh hưởng
đến tâm lý của trẻ do táo bón gây khó chịu, quấy khóc nhiều dẫn đến mệt mỏi, ngủ
không ngon giấc…
Theo bác sĩ CK1 Vũ Thị
Tâm (Bệnh viện Nhi Trung Ương), một số vị thuốc, bài thuốc dễ áp dụng dưới đây
có thể giúp điều trị táo bón:
1. Mè đen (hắc chi ma) giúp chữa táo bón
Theo y học cổ truyền, hắc
chi ma (mè đen) có tác dụng bổ âm, sinh tân dịch… Do đó, mè đen giúp chữa táo
bón khá hiệu quả.
Cách dùng: Hắc chi ma
20-30 gam, giã, sắc kỹ với 200 ml, uống 2-3 lần trong ngày.
2. Hắc chi ma + tang diệp
Hai vị thuốc nam này có
tác dụng bổ âm sinh tân, nên khi được kết hợp với nhau để chữa táo bón rất an
toàn và hiệu quả.
Chất dầu trong mè đen
là acid béo không no. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, còn có tác dụng
làm phân trơn nhuận, làm tăng tiết mật, chữa táo bón. Lá dâu bổ âm, kích thích
nhu động ruột làm cho phân không đóng thành tảng.
Cách dùng: Hắc chi ma
30 gam (giã nhỏ), tang diệp 50 gam. Sắc với 500 ml nước uống trong ngày.
3. Chuối
Theo y học cổ truyền,
chuối vị ngọt, tính bình; tác dụng kiện tỳ hòa vị, tốt trong việc chữa táo bón.
Loại quả này giàu chất xơ, sẽ giúp khôi phục hoạt động của ruột già, cải thiện
nhanh tình trạng táo bón mà không cần dùng đến thuốc xổ, nếu bạn ăn hàng ngày.
Cách dùng: Chuối tiêu,
chuối quả chín ăn ngày 2-4 quả/ngày.
4. Rau ngót
Theo y học cổ truyền,
rau ngót là vị thuốc nam có vị ngọt, tính mát thường được sử dụng để thanh nhiệt,
giải độc, kích thích sinh tân dịch, nhuận tràng…
Theo y học học hiện đại,
trong rau ngót có ít glucid và lipid, nhưng nhiều protein, nên rất tốt cho sức
khỏe chung của cơ thể.
Cách dùng: Rau ngót 50
gam, giã vắt nước, uống 2 lần trong ngày.
5. Củ cải trắng
Củ cải trắng có chứa
các carbohydrat khó tiêu là lignin (một loại chất xơ không hòa tan). Ăn củ cải
trắng sẽ giúp hệ tiêu hóa giữ nước và làm giảm bớt táo bón. Bên cạnh đó củ cải
trắng còn giúp đào thải độc tố và làm dịu hệ thống tiêu hóa cũng như hệ bài tiết.
Cách dùng: Củ cải trắng
100 gam, mật ong 10 ml. Giã củ cãi, ép lấy nước 200ml, đun sôi 2 phút, cho mật
ong vào khuấy đều, uống 2 lần trong ngày.
6. Khoai lang đỏ
Khoai lang đỏ một trong
những bài thuốc chữa táo bón rất hiệu quả.
Bài 1: Khoai lang đỏ sống
1 củ, gọt vỏ rồi cho vào cối xay nát. Nước sôi 200 ml. Khuấy đều lọc lấy nước để
uống hàng ngày tốt nhất là vào mỗi buổi sáng.
Bài 2: Lá khoai lang
tươi 60g hay 30g lá khô đem nấu với 2000ml nước để uống trong ngày.
7. Rau diếp cá
Theo y học cổ truyền,
rau diếp cá có vị tanh, tính mát và chứa rất nhiều chất xơ.
Cách dùng: Rau diếp cá
tươi 50 gam hoặc 20 gam khô, nước 1000 ml hoặc 100 gam diếp cá tươi xay lấy nước
uống.
8. Uống đủ nước
Uống đủ nước là cách chữa
táo bón hiệu quả. Nước lọc (nước đun sôi để nguội) 2.500 – 3000ml uống trong
ngày
9. Cây chó đẻ
Cây chó đẻ là một loại
thảo dược có vị đắng, tính mát, có tác dụng trị nóng trong người, kích thích đại
tiện và giúp ăn uống ngon hơn.
Cách dùng: Cây chó đẻ
40g, nấu 1000 ml nước uống hàng ngày.
10. Chữa táo bón từ hạt thì là
Theo y học cổ truyền, hạt
thì là có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích co bóp nhu động ruột, hỗ trợ
tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Cách dùng: Hạt thì là
khô 110 gam, sao cho chín vàng, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 5g, bột pha
cùng nước ấm để uống vào buổi sáng.
11. Cách chữa táo bón bằng mật ong
Mật ong từ lâu đã được
biết đến với rất nhiều công dụng quý cho sức khỏe và được coi như là một vị thuốc
đặc biệt để cải thiện hệ miễn dịch, thải độc, kháng khuẩn, ức chế các tác nhân
gây hại trong đường ruột. Thành phần vitamin C và lượng nước dồi dào trong mật
ong còn giúp bôi trơn đường tiêu hóa và làm mềm phân.
Cách dùng: Mật ong 10-
20ml, pha với nước ấm, khuấy đều và uống ngay vào buổi sáng sớm.
12. Nha đam
Nha đam (lô hội) được sử
dụng như một bài thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện táo bón, đồng thời có thể giảm
tình trạng viêm nhiễm trong đường ruột.
Cách dùng: Nha đam tươi
1 lá ( 30-50g), đường phèn 10 gam. Gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài lá, lấy phần ruột
cắt thành những miếng nhỏ sau đó đem nấu chung với đường phèn sôi 1-2 phút, để
nguội và chia làm 3 lần ăn trong ngày.
Chú ý chỉ nên áp dụng
cách chữa táo bón này đến khi thấy phân mềm, không dùng quá nhiều có thể gây
tiêu chảy.
13. Chữa táo bón bằng rau mồng tơi
Theo y học cổ truyền, mồng
tơi vị nhạt, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt.
Cách dùng: Lá mồng tơi
50-70 gam, muối vài hạt. Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước
cho muối vào đun sôi để nguội uống một lần.
14. Giảm táo bón bằng hạt mã đề
Cách dùng: Hạt mã đề
15g + 100 ml nước đun sôi để nguội, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng
1giờ.
15. Chữa táo bón bằng quả sung
Cách dùng: Quả sung khô
20 gam, nước 200 ml, sắc uống, chia 02 lần trong ngày.
16. Lá mơ lông
Trong Đông y, lá mơ
lông là một vị thuốc có tính mát, giúp mạnh tỳ vị, kháng khuẩn, chữa viêm.
Cách dùng: Lá mơ 50 gam
rửa sạch, xắt nhuyễn, trộn chung với 2 quả trứng gà và một ít hạt nêm, rồi
tráng chín vàng hai mặt. Mỗi tuần ăn món này khoảng 3 lần sẽ giúp cải thiện
tình trạng táo bón.
17. Điều trị táo bón bằng lá dâu tằm
Cách dùng: Lá dâu tằm
50 gam, nên chọn lá không quá già cũng không quá non, cho vào 2 lít nước đã đun
sôi, đun nhỏ lửa trong 15 phút. Sau đó để nguội và uống thay nước lọc hàng
ngày, cho đến khi táo bón hết thì dừng.
18. Rau sam (mã sĩ diện)
Cách dùng: 100g rau sam
tươi hoặc 30g khô đem sắc với 1000 ml nước uống hàng ngày.
19. Chữa táo bón bằng tỏi đen
Cách dùng: Tỏi đen là vị
thuốc nam chữa táo bón cũng rất hữu hiệu. Tỏi đen 3-5 củ ăn hàng ngày trước bữa
ăn.
20. Cao Diếp cá
Cách dùng: Diếp cá nấu
thành cao, ngày sử dụng 5-10 gam, pha với dước sôi để nguội uống.
21. Cao đỏ ngọn - diếp cá
Cách dùng: Đỏ ngọn, diếp
cá, nấu thành cao. Ngày uống 5-10 gam pha với nước sôi để nguội uống sau ăn 02
lần trong ngày.
Nguồn:
DongY.net