Từ xa xưa đông y đã được ứng dụng vào việc chữa trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Bài thuốc Đông Y chữa thoát vị đĩa đệm được lựa chọn hoặc gia giảm các vị thuốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố và tình trạng bệnh. Hầu như các bài thuốc này đều có tác dụng hiệu quả với độ an toàn cao và lành tính. Đặc biệt, phương pháp Đông Y chữa thoát vị đĩa đệm thường kết hợp giữa thuốc đắp và thuốc uống, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ điều trị hơn.
1. Thế nào là bệnh thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm là một
bệnh lý liên quan đến đĩa đệm cột sống, xảy ra khi phần đĩa đệm này dịch chuyển
khỏi vị trí ở trong cột sống do các tác nhân như thoái hóa đĩa đệm, đĩa đệm bị
nứt rách hoặc sang chấn. Bệnh chia thành 2 dạng chính gồm:
- Thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng: xảy ra nhiều ở đốt sống L4, L5 hoặc ở giữa đốt sống L5, đốt sống
S1.
- Thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ: thoát vị chủ yếu ở đốt sống C5, C6 và C7.
- Khi bị thoát vị đĩa đệm,
cuộc sống của bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn bởi các triệu chứng khó chịu, đặc
biệt là các cơn đau dai dẳng:
- Đối với thoát vị đĩa
đệm cột sống cổ, cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, dọc xuống vùng tay và
bàn tay, đồng thời cũng bị đau tức ngực thường xuyên.
- Đối với thoát vị đĩa
đệm cột sống ở thắt lưng, cơn đau đặc biệt nghiêm trọng ở vùng thắt lưng, sau
đó chạy dọc xuống vùng hông và đùi, thậm chí lan xuống bàn chân gây đau buốt,
khó khăn khi di chuyển.
2. Có nên sử dụng biện pháp đông y chữa thoát vị đĩa đệm?
Hiện nay, nhờ có sự
phát triển mạnh mẽ của Y học hiện đại, người ta đã tìm ra nhiều phương pháp điều
trị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây trị bệnh có thể đem lại
các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng lâu dài.
Đối với những ai mong
muốn phương pháp an toàn và có hiệu quả kéo dài, việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng
Đông Y sẽ trở thành lựa chọn phù hợp hơn.
Các bài thuốc Đông Y chữa
thoát vị đĩa đệm có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với phương pháp Tây Y, trong
đó 3 ưu điểm điển hình là:
- Chi phí tiết kiệm:
các nguyên liệu sử dụng để điều chế bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, thậm
chí có thể tự trồng trong vườn nhà. Vì vậy, chi phí dành cho các nguyên liệu
này thường khá thấp, phù hợp với đại đa số gia đình. Hơn nữa, chữa thoát vị đĩa
đệm bằng Đông Y có thể thực hiện tại nhà, do đó cũng tiết kiệm được thời gian
và chi phí cho việc kiểm tra tại bệnh viện.
- Có tính an toàn và
lành tính: thành phần của thuốc đều có chiết xuất thảo dược tự nhiên với nhiều
tác dụng chữa bệnh, đồng thời có độ an toàn và lành tính đối với sức khỏe nói
chung, rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ như nhiều loại thuốc Tây khác.
- Hiệu quả bền vững: đối
với người bị thoát vị đĩa đệm nhẹ, các bài thuốc thường tạo ra sự cải thiện
đáng kể sau một thời gian sử dụng.
Tuy nhiên, việc áp dụng
Đông Y chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có hiệu quả cao khi bệnh nhân đang ở giai đoạn
đầu của bệnh và có cơ địa phù hợp với thuốc, đồng thời đòi hỏi sự kiên nhẫn
trong thời gian dài.
3. Bài thuốc uống đông y chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến
Thuốc
đông y chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ xước:
Nguyên liệu của bài thuốc
gồm:
- Rễ cỏ xước các vị: 20
gram.
- Đỗ trọng: 16 gram.
- Lá lốt: 16 gram.
Để nấu thuốc, đầu tiên,
bạn cần rửa sạch nguyên liệu, sau đó sắc thuốc từ 6 chén nước còn 2 chén nước,
uống trong 2 lần mỗi ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng 2 tuần, các triệu chứng
bệnh do thoát vị đĩa đệm sẽ giảm nhanh chóng.
Ngải
cứu là vị thuốc trị xương khớp phổ biến trong đông y:
Ngải cứu là một nguyên
liệu đông y chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến. Nguyên liệu của bài thuốc đông y
này gồm:
- Lá ngải cứu: 300
gram.
- Mật ong: khoảng 3
thìa cafe.
Rửa sạch ngải cứu, giã
nát và trộn với mật ong, lọc lại với nước thành nước thuốc. Bệnh nhân uống 2 tuần,
mỗi ngày 2 lần.
Gạo
lứt - bài thuốc đông y chữa thoát vị địa đệm đơn giản:
Nguyên liệu của bài thuốc
này chỉ cần 200 gram gạo lứt, rang gạo rồi xay nhuyễn thành bột, bảo quản trong
bình kín. Mỗi ngày, pha vài muỗng bột gạo lứt với nước sôi rồi uống tương tự
như trà.
Bài
thuốc đông y từ cây lá tốt chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc cần:
- Lá tốt tươi: 30 gram.
- Bưởi bung: 30 gram..
- Vòi voi: 30 gram.
- Cỏ xước: 30 gram.
Rửa sạch toàn bộ nguyên
liệu rồi sắc với 1 lít nước cho đến khi vơi đi một nửa thì uống. Mỗi ngày nên uống
2 lần và kiên trì sử dụng.
4. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y từ các bài thuốc đắp
Ngải
cứu kết hợp với muối hạt:
Nguyên liệu bài thuốc gồm
ngải cứu, muối hạt và tấm vải mỏng.
- Đầu tiên, hãy rửa sạch
ngải cứu, sau đó thêm muối hạt vào chảo và đảo với lửa nhỏ đến khi tạo thành hỗn
hợp rắn, nóng.
- Đổ hỗn hợp này ra tấm
vải mỏng, gói lại và đặt vào vị trí đang đau.
Bệnh nhân áp dụng
phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y này liên tục sẽ thấy hiệu quả bất
ngờ.
Khắc
phục thoát vị đĩa đệm nhờ đắp xương rồng:
Để thực hiện bài thuốc
này, cần chuẩn bị 2 - 3 lá xương rồng bẹ.
- Loại bỏ hết gai xương
rồng, ngâm xương rồng trong nước muối loãng trong 5 - 7 phút đến khi sạch nhựa
và mủ.
- Nướng xương rồng và sử
dụng miếng xương rồng đã nướng lên khu vực đau. Khi xương rồng nguội hơn, có thể
nướng lại và chườm tiếp.
Thực hiện bài thuốc này
khoảng 2 lần một ngày, liên tục trong 10 - 15 ngày, cơn đau sẽ cải thiện một
cách nhanh chóng.
Chữa
thoát vị đĩa đệm bằng đông y nhờ đu đủ xanh, rượu và gừng:
Nguyên liệu cần thiết
là: đu đủ bánh tẻ, rượu trắng, gừng tươi và một túi vải sạch.
- Rửa sạch đu đủ và gừng.
- Đối với đu đủ, cắt bỏ
phần đầu đu đủ (cách cuống 5 cm).
- Đối với gừng, rửa sạch,
gọt vỏ và giã nhuyễn.
- Trộn hai nguyên liệu
trên với rượu trắng đến khi tạo thành hỗn hợp sệt, đổ hỗn hợp này vào lòng quả
đu đủ, đậy cuống và nướng chín.
- Khi thấy đu đủ chín,
cạo bỏ phần vỏ cháy ở ngoài và cho đu đủ vào túi sạch, bóp nhuyễn.
- Đắp hỗn hợp này lên
vùng đau trong vòng 20 phút.
Nhiệt độ của các bài
thuốc đắp nên duy trì ở nhiệt độ vừa phải, có độ ấm nóng trong sức chịu của con
người. Đồng thời, cần thực hiện kiên trì trong một thời gian dài mới có hiệu quả.
Kết hợp bài thuốc Đông
Y chữa thoát vị đĩa đệm giữa thuốc uống và thuốc đắp thường xuyên được các thầy
thuốc khuyến khích để gia tăng hiệu quả chữa bệnh. Phương pháp này hữu hiệu nhất
khi bệnh đang ở giai đoạn đầu.
Nguồn:
DongY.net